Tìm hiểu về giám sát xây dựng là gì?

Giám sát xây dựng là người quan trọng trong mỗi công trình thi công. Vậy cụ thể giám sát xây dựng là gì và công việc chi tiết của nghề này ra sao thì mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau.

Giám sát xây dựng là gì?

Giám sát xây dựng hay còn gọi là giám sát công trình (Construction Supervision), đây là vị trí chịu kiểm sát, giám sát quá trình thi công để đảm bảo công trình đạt chất lượng đề ra, tiêu chuẩn kĩ thuật hiện hành cũng như đảm bảo công trình đạt chuẩn về thi công, an toàn lao động và đúng tiến độ đề ra.

Giám sát xây dựng như người đại diện của chủ đầu tư chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ, cập nhật tình hình và báo cáo các công việc liên quan đến công trình. Đây cũng là người chủ chốt kiểm tra, đôn đốc, đảm bảo công trình đúng tiến độ và chất lượng.

Người đảm nhận vị trí này bắt buộc phải có trình độ kỹ sư trở lên và có chứng chỉ hành nghề đúng với quy định của Nhà nước Việt Nam.

Tìm hiểu ngay: Tiêu chuẩn thi công hội trường đảm bảo an toàn.

5

Tư vấn giám sát xây dựng là gì?

Tư vấn giám sát xây dựng là người giám sát quá trình thi công xây dựng công trình theo nội dung hợp đồng kí kết với chủ đầu tư.

Đây là bộ phận quan trọng trong thi công công trình. Đối với những chủ đầu tư chưa có nhiều chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, thi công công trình thì tư vấn giám sát xây dựng đóng vai trò như người bảo vệ để bảo đảm những quyền lợi tối đa cho chủ đầu tư cũng như công trình.

Tư vấn giám sát xây dựng tổng thể sẽ bao gồm những đầu việc sau:

  • Nghiệm thu, xác nhận khi công trình thi công xong và đảm bảo đúng với thiết kế ban đầu, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, kĩ thuật xây dựng. Đảm bảo thành phẩm công trình chất lượng và đúng tiến độ đề ra.
  • Kiểm tra và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng theo những điều khoản đã kí trong hợp đồng.
  • Xem xét và đề xuất với chủ đầu tư công trình về những bất hợp lí, vấn đề phát sinh về thiết kế để kịp thời có biện pháp sửa đổi.
  • Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu.

Công việc tư vấn giám sát xây dựng có thể được chỉ định hoặc đấu thầu thông qua việc tham gia gói thầu tư vấn giám sát xây dựng công trình.

>>> Tìm hiểu ngay: Cách đọc bản vẽ xây dựng chi tiết, đúng kỹ thuật.

tu van giam sat xay dung

Công việc chi tiết giám sát xây dựng?

Vị trí này với áp lực lớn và đầu việc khá nhiều. Đối với vị trí giám sát xây dựng sẽ có 4 đầu việc lớn, trong mỗi đầu việc lớn sẽ được thành các công việc nhỏ, cùng tìm hiểu các công việc đó là gì ngay sau đây.

Giám sát hoạt động thi công của nhà thầu chính

  • Trực tiếp theo dõi hoạt động ngày tại công trình.
  • Kiểm tra, đôn đốc đội ngũ nhân viên thi công làm việc đúng quy trình và thời hạn.
  • Kiểm tra chất lượng vật tư, vật liệu trước khi đưa vào thi công.
  • Khi có sai phạm về tiêu chuẩn kĩ thuật – chất lượng – an toàn thì phải đình chỉ công trình đang thi công để phối hợp với các bên liên quan cùng xử lí.
  • Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường tại công trình xây dựng.
  • Giải quyết các vấn đề phát sinh khác.

>>> Tham khảo ngay: Các model ghế hội trường EVO cao cấp.

Giám sát công việc của nhà thầu phụ

  • Kiểm tra bản thiết kế chi tiết về hệ thống điện, hệ thống thông gió – điều hòa không khí, cấp thoát nước – thiết bị vệ sinh, hệ thống phòng cháy – chữa cháy tại công trình.
  • Theo dõi, đôn đốc quá trình các nhà thầu phụ thi công để kịp thời phát hiện các sai sót về hồ sơ, tổ chức thi công và đưa ra cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn.
  • Phối hợp bàn bạc với các bên để thay đổi phương án thi công tùy vào tình hình thực tế.

giam sat xay dung

Phối hợp nghiệm thu công trình

  • Phối hợp cùng các bên liên quan để tổ chức nghiệm thu các hạng mục đã hoàn thành, nghiệm thu toàn bộ công trình. (với nhà thầu chính và các nhà thầu phụ)
  • Lập biên bản nghiệm thu chất lượng, khối lượng công trình được giao.
  • Phối hợp với nhà thầu giải quyết nếu phát hiện ra hạng mục chưa đáp ứng yêu cầu.

Công việc khác

  • Lập và quản lí hồ sơ chất lượng công trình xây dựng được giao quản lí.
  • Lập và kiểm tra hồ sơ thanh toán với chủ đầu tư/ nhà thầu chính, nhà cung cấp, tổ đội thi công.
  • Làm các báo cáo định kì công việc theo yêu cầu.
  • Thực hiện các công việc khác được phân công của cấp quản lí.

Hi vọng bài viết sau đã cung cấp thông tin hữu ích cho quý bạn đọc về nghề giám sát xây dựng và các đầu việc cụ thể của nghề này.