Trong thiết kế nhà hát, hội trường, trung tâm hội nghị… thì việc thiết kế phòng khán giả khá quan trọng. Tùy thuộc vào thiết kế hội trường được dùng để tổ chức các cuộc họp hay các hoạt động biểu diễn mà diện tích khu vực khán giả sẽ có sự khác biệt.
Để mang đến một góc nhìn đẹp, với sự thoải mái cho người xem, thì đây sẽ là một số vấn đề quan trọng trong thiết kế phòng khán giả cần lưu ý.
Phòng khán giả là gì?
Khu vực rộng hơn rất nhiều so với phần sân khấu, là nơi khán giả ngồi tham dự cuộc họp hoặc xem các chương trình biểu diễn.

Vai trò quan trọng của phòng khán giả
Trong nguyên lý thiết kế khán phòng, khu vực ghế ngồi cho khán giả là một phần không thể bỏ qua bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của khách mời đến tham dự.
- Đảm bảo lối đi thuận tiện trong việc di chuyển, thoát hiểm dễ dàng phòng khi có sự cố xảy ra.
- Mọi người đều có tầm nhìn tốt đến sân khấu. Âm thanh cũng cần được phân phối đồng đều để mọi người đều nghe rõ.
- Thiết kế phòng khán giả cần xem xét sao cho phù hợp với diện tích mặt bằng khán phòng và đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng cho số lượng khán giả nhất định.
Những lưu ý thiết kế phòng khán giả
Dưới đây sẽ là một số điểm cần chú ý khi thiết kế phòng khán giả sao cho phù hợp:
Phân loại phòng khán giả
Hạng phòng | Quy mô phòng khán giả ghế | Cấp công trình |
1. Phòng khán giả ngoại cỡ | Trên 1 500 | Cấp đặc biệt |
2. Phòng khán giả cỡ A | Từ 1 201 đến 1 500 | Cấp đặc biệt |
3. Phòng khán giả cỡ B | Từ 801 đến 1 200 | Cấp I |
3. Phòng khán giả cỡ C | Từ 401 đến 800 | Cấp I |
4 Phòng khán giả cỡ D | Từ 251 đến 400 | Cấp II |
5. Phòng khán giả cỡ E | Nhỏ hơn 250 | Cấp III |
Ghế khán giả
– Kích thước ghế ngồi cho khán giả được quy định như sau:
- Chiều rộng (khoảng cách thông thủy giữa hai tay ghế): từ 45 cm đến 55 cm.
- Chiều sâu (khoảng cách giữa mép ghế với mặt tựa): từ 45 cm đến 55 cm.
- Chiều cao mặt ghế so với sàn: từ 40 cm đến 45 cm.
– Ghế ngồi phải được gắn chặt vào mặt sàn, trừ các ghế ở lô có sàn phẳng nhưng cũng không được quá 8 ghế tự do, xê dịch được.
CHÚ THÍCH: Cho phép ngoại lệ đối với phòng khán giả đa năng của nhà văn hóa, câu lạc bộ.
– Các ghế lật phải đảm bảo không gây tiếng động khi sử dụng và tạo sự thoải mái cho khán giả trong suốt thời gian ngồi xem.
– Khoảng cách để đi lại giữa hai hàng ghế được quy định như sau:
- Không nhỏ hơn 45 cm đối với phòng khán giả cỡ B trở lên.
- Không nhỏ hơn 40 cm đối với phòng khán giả cỡ C trở xuống.
Số ghế tối đa trong một hàng ghế liên tục
Có lối đi vào từ cả hai đầu hàng ghế (ghế) | Chỉ có lối đi vào từ một đầu hàng ghế (ghế) | |||||||||
Chiều rộng khoảng cách đi lại giữa hai hàng ghế (cm) | 40 | 45 | 50 | 55 | 60 | 40 | 45 | 50 | 55 | 60 |
Số ghế tối đa được bố trí trong một hàng ghế | 28 | 34 | 40 | 46 | 52 | 14 | 16 | 16 | 16 | 16 |
Một trong những tiêu chí giúp cho phòng khán giả đảm bảo tiêu chuẩn đó là lựa chọn loại ghế ngồi chất lượng và thoải mái. Tham khảo 1 số mẫu ghế hội trường tiêu biểu được ưa chuộng tại các khu vực khán giả sau đây:
Độ dốc sàn phòng khán giả
Độ dốc sàn phòng khán giả phải đảm bảo để tia nhìn của khán giả ngồi hàng ghế sau không bị đầu khán giả ngồi hàng ghế trước che khuất. Yêu cầu nâng độ cao tia nhìn tại mỗi hàng ghế từ 12 cm đến 15 cm.
Yêu cầu về chiếu sáng
- Cho phép thiết kế chiếu sáng tự nhiên cho phòng khán giả qua cửa mái, lỗ lấy ánh sáng ở vị trí cao của phòng khán giả.
- Khi thiết kế chiếu sáng nhân tạo yêu cầu về độ rọi cho các không gian phòng khán giả, được quy định như sau:
Loại phòng | Độ rọi tối thiểu trong trường hợp quan sát lux | |||||
Thường xuyên | Theo chu kỳ | Không lâu | ||||
Đèn huỳnh quang | Đèn nung sáng | Đèn huỳnh quang | Đèn nung sáng | Đèn huỳnh quang | Đèn nung sáng | |
Phòng khán giả nhà hát | 150 | 75 | 100 | 50 | 75 | 30 |
- Chiếu sáng và làm tối phòng khán giả phải dần dần, bảo đảm không làm lóa mắt khán giả. Thiết bị điều khiển chiếu sáng cần đặt tập trung trong phòng bảng điện.
- Phải thiết kế chiếu sáng để phân tán người ở phòng khán giả. Trị số độ rọi nhỏ nhất trên mặt nền (hoặc sàn) các lối đi bậc thang v.v… không được nhỏ hơn 1 lux ở trong nhà và 2 lux ở ngoài nhà.
An toàn phòng chống cháy
– Màn ngăn cháy
- Nhà hát có phòng khán giả cỡ B trở lên phải có màn ngăn cháy ở vị trí tiền đài;
- Nhà hát có phòng khán giả ngoại cỡ (1 500 ghế trở lên) phải có màn ngăn cháy ở vị trí tiền đài và các vị trí có thể tập trung đông người khác như sảnh nghỉ, căn tin, phòng khiêu vũ.
– Số lượng người phải thoát cho phần khán giả: 100 % số ghế khán giả.
– Trong giai đoạn thiết kế cơ sở (dự án đầu tư xây dựng) tiêu chuẩn tính toán cho 100 khán giả là 120 cm cửa thoát. Số lẻ tới 50 khán giả tính thêm 60 cm, số lẻ từ 50 khán giả tới 100 khán giả tính thêm 120 cm.
Số cửa thoát phải áp dụng cho từng khu vực thoát người trên nguyên tắc chạy rời xa phía sân khấu tới cửa gần nhất.
– Thời gian thoát ra khỏi phòng khán giả chậm nhất cho phép: 2 min
– Tính toán thời gian chạy thoát theo các điều kiện sau:
- Tốc độ dòng người giữa hai hàng ghế: 16 m/min;
- Tốc độ dòng người theo phương ngang trong phòng khán giả sau khi ra khỏi hàng ghế: 16 m/min;
- Tốc độ dòng người theo cầu thang: 10 m/min;
CHÚ THÍCH:
Đối với phòng khán giả dành riêng cho trẻ em hoặc khu vực tính toán động đất tới cấp VII trở lên phải giảm 20 % thời gian thoát người chậm nhất cho phép.
– Từ sân khấu hoặc từ mỗi khu vực khán giả phải có ít nhất 2 lối thoát, 2 cửa, 2 cầu thang;